Công ty xuất nhập khẩu Hinako

Rối loạn sắc tố da: Phân loại, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Rối loạn sắc tố da là gì, liệu bạn có đang gặp phải tình trạng này không? Muốn biết câu trả lời thì đừng bỏ lỡ bài viết này của Hinako nhé!

Tác giả: Lê Thị Huệ Ngày đăng: 22/04/2022

Nội dung bài viết x

    Rối loạn sắc tố da là một vấn đề da liễu phổ biến hiện nay. Tình trạng này có thể xảy ra trên mọi làn da, không phân biệt giới tính, độ tuổi hay vùng da. Tuy không tác động đến sức khoẻ nhưng rối loạn sắc tố da lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, làm cho chúng ta trở nên kém tự tin với làn da của mình. Vậy rối loạn sắc tố da là do đâu và cách khắc phục như thế nào, câu trả lời sẽ nằm trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

    Tìm hiểu chung về rối loạn sắc tố da

    Một trong những yếu tố quyết định màu da của con người chính là sắc tố melanin. Loại sắc tố này được sản sinh bởi tế bào melanocyte, được tìm thấy ở lớp trên cùng của da. Số lượng tế bào melanocyte ở mỗi người là hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở lượng melanin mà số tế bào này tạo ra. Cơ thể sản sinh ra càng nhiều melanin thì làn da lại càng có màu đậm hơn.

    Rối loạn sắc tố da là tên gọi chung cho tình trạng tăng hoặc giảm sắc tố da một cách bất thường. Sự biến đổi bất thường của sắc tố da sẽ dẫn đến xuất hiện đốm nâu, nám sạm, hoặc các mảng màu trắng loang lổ. Rối loạn sắc tố da có thể xảy ra ở mặt, cổ, tay, chân, thậm chí là toàn thân với hai biểu hiện là tăng sắc tố da và giảm sắc tố da.

    Tăng sắc tố da

    Tăng sắc tố da là một trong hai biểu hiện của rối loạn sắc tố da. Tình trạng này xảy ra khi dư thừa sắc tố melanin, có thể xuất hiện ở một vùng nhất định hoặc trên toàn cơ thể. Khi bị tăng sắc tố, làn da sẽ trở nên sẫm màu và sạm đen hơn bình thường. Nhìn chung, tăng sắc tố da tương đối lành tính, không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sự tăng sắc tố da chính là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh.

    Hiện nay, có 4 loại tăng sắc tố da phổ biến, gồm nám da, tàn nhang, đồi mồi và tăng sắc tố da sau viêm.

    Nám

    Nám da chủ yếu xuất hiện ở mặt và bụng. Khi bị nám, làn da thường xuất hiện các đốm tròn nhỏ màu vàng, vàng nâu, nâu sáng, đặc biệt là nâu đen. Các vết nám sẽ tập trung thành từng mảng và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có xu hướng lan rộng và đậm màu hơn.

    Bản chất của nám da là sự tăng sinh quá mức sắc tố melanin của lớp biểu bì, nguyên nhân có thể đến từ yếu tố di truyền, sự thay đổi nội tiết tố (giai đoạn sau sinh hoặc tiền mãn kinh), căng thẳng, stress kéo dài, rối loạn sắc tố (sự tăng hoặc giảm bất chợt trong quá trình sinh hóa của tyrosine trong máu làm cho sắc tố da đậm màu hơn) hoặc có thể là do một số bệnh lý như gan, giun sán,...

    Tàn nhang

    Tàn nhang chính là những đốm nhỏ sậm màu trên da. Nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đốm tàn nhang sẽ xuất hiện rõ và khó điều trị hơn bình thường. Tàn nhang được chia thành 2 loại nhỏ là tàn nhang thông thường và tàn nhang cháy nắng. So với tàn nhang thông thường, tàn nhang cháy nắng có màu đậm và kích thước to hơn.

    Nguyên nhân của tàn nhang chủ yếu đến từ yếu tố di truyền. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp bị tàn nhang là do thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tia cực tím làm tăng sắc tố melanin, trực tiếp gây ra tàn nhang) hoặc lão hoá da.

    Đồi mồi

    Đồi mồi là những đốm nhỏ có hình bầu dục, phẳng, thường có màu xám, nâu hoặc đen. Kích thước của các đốm đồi mồi dao động trong khoảng 0,5 đến 2,5 cm. Đồi mồi có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là những vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng như mặt, tay, vai, ngực.

    Nguyên nhân dẫn đến đồi mồi chủ yếu là do tia UV trong ánh nắng mặt trời vì tia UV kích thích sản sinh melanin. Ngoài ra, lão hoá, di truyền, thay đổi nội tiết tố hoặc sử dụng các loại thuốc trị bệnh như tetracyclin, sulfamid, doxycycline cũng là những yếu tố gây ra đồi mồi.

    Tăng sắc tố da sau viêm

    Tăng sắc tố sau viêm là tình trạng tăng quá mức hoặc phân bố không đồng đều của sắc tắc melanin ở da sau phản ứng viêm. Da bị kích ứng hoặc tổn thương đều có thể gây ra tăng sắc tố sau viêm. 

    Xét về nguyên nhân , tăng sắc tố sau viêm có thể do yếu tố bên ngoài hoặc yếu tố bên trong. Yếu tố bên ngoài gồm các chấn thương ngoài da, bỏng,... còn yếu tố bên trong có thể là viêm da, dị ứng da, mụn thâm.

    Giảm sắc tố da

    Giảm sắc tố da hay còn gọi là mất sắc tố da, là biểu hiện ngược lại với tăng sắc tố. Đó là kết quả của sự sụt giảm sắc tố melanin trong cơ thể. Khi bị giảm sắc tố da, vùng da đó sẽ bị viêm và mất đi một phần sắc tố. Giảm sắc tố da có nhiều dạng biểu hiện khác nhau như bạch tạng, bạch biến,...

    Bạch biến

    Đây là một dạng bệnh tự miễn xảy ra khi các tế bào sản sinh sắc tố da bị tổn thương. Những người bị bệnh bạch biến thường có những mảng màu trắng mềm mịn trên da. Bạch biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên theo một số nghiên cứu thì người có làn da tối màu sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.

    Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể điều trị triệt để căn bệnh này. Chúng ta chỉ có thể cải thiện bằng cách sử dụng mỹ phẩm để che đi những vùng da khác màu hoặc dùng thuốc chứa thành phần corticosteroid hay  sử dụng phương pháp trị liệu ánh sáng.

    Bạch tạng

    Bạch tạng là căn bệnh di truyền hiếm gặp, xảy ra khi cơ thể bị mất đi một loại enzyme sản xuất melanin. Người bị bệnh bạch tạng sẽ có một loại gen bất thường làm cho cơ thể không thể sản sinh melanin. Bệnh bạch tạng có dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng vì khi mắc căn bệnh này, người ta sẽ bị thiếu hụt sắc tố dẫn đến có mắt hồng hoặc trắng, làn da trắng hồng, tóc trắng, ngay cả lông mi hay lông mày cũng đều có màu trắng. 

    Người bị bạch tạng có làn da rất nhạy cảm, không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu nên khi ra ngoài vào ban ngày thường phải che chắn rất kỹ kết hợp với sử dụng kem chống nắng.

    Một số rối loạn sắc tố khác

    Bên cạnh bạch biến và bạch tạng thì giảm sắc tố da vẫn có những biểu hiện như lang ben, mất sắc tố sau viêm, vảy phấn trắng, vảy nến, vảy nến Guttate, viêm da trên cơ địa dị ứng.

    Các cách điều trị rối loạn sắc tố da

    Những người mắc chứng rối loạn sắc tố da thường cảm thấy không tự tin về làn da của mình. Vì thế, việc cải thiện sắc tố da là vô cùng cần thiết. Dưới đây là 4 phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong điều trị rối loạn sắc tố da.

    Dùng công nghệ thẩm mỹ

    Nám, tàn nhang, đồi mồi là những loại rối loạn sắc tố có thể điều trị bằng công nghệ thẩm mỹ. Một số công nghệ nổi tiếng có thể kể đến là Ultra Nano, Laser Toning, Laser Melastar, Picosecond,... Các công nghệ này sử dụng nhiều thiết bị hiện đại, tác động trực tiếp lên vùng da bị rối loạn và loại bỏ tế bào đang bị rối loạn. Sử dụng phương pháp này, cấu trúc của tế bào sắc tố melanin sẽ bị phá vỡ và đào thải ra ngoài.

    Sử dụng thuốc

    Muốn điều trị rối loạn sắc tố thì chúng ta phải thăm khám và có sự chỉ định từ bác sĩ. Những loại thuốc có thành phần axit kojic, tretinoin hay pirobenzen là những sản phẩm được sử dụng nhiều khi điều trị rối loạn sắc tố. Vì những hoạt chất này có tác dụng ức chế sản sinh melanin, tăng đề kháng cho da, bảo vệ và ngăn ngừa nguy cơ rối loạn sắc tố da.

    Dùng các nguyên liệu thiên nhiên

    Các nguyên liệu từ thiên nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể bổ sung khoáng chất và các loại vitamin, giúp thúc đẩy quá trình cải thiện sắc tố. Một số nguyên liệu được sử dụng phổ biến có thể kể đến là nghệ, bơ, trầu không, dưa leo, dâu tầm xuân,...

    Dùng thực phẩm chức năng

    Ngoài 3 phương pháp trên thì thực phẩm chức năng cũng là một cách hiệu quả để phòng chống và làm giảm tình trạng tăng sắc tố da (nám, tàn nhang, đồi mồi). Thực phẩm chức năng cung cấp các hoạt chất có lợi giúp cải thiện làn da, giúp làm chậm quá trình lão hoá và làm mờ các đốm sậm màu do tăng sắc tố. Viên uống Hina Collagen là một sản phẩm được nhiều chị em ưa chuộng khi bị nám, tàn nhang, đồi mồi. Hiện nay, Hina Collagen đang được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty xuất nhập khẩu HINAKO.

    Viên uống Hina Collagen có 3 thành phần chính là collagen peptide, nhau thai và hyaluronic acid (HA) và các nhóm vitamin. Trong đó:

    • Collagen peptide có tác dụng củng cố lớp màng bảo vệ tự nhiên của da, giúp da tránh khỏi những tác động từ môi trường, cụ thể là tia UV, giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện các đốm sậm màu. 
    • Vitamin C có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa lão hoá da. Đồng thời, hoạt chất này cũng có tác dụng ức chế hình thành và sản sinh sắc tố melanin và làm trắng sáng da, mờ thâm nám nhờ khả năng tổng hợp axit ascorbic. Thêm nữa, chính vitamin C khi kết hợp cùng với kem chống nắng sẽ làm tăng hiệu quả bảo vệ da, ngăn cho các tế bào da không phải chịu tác động của tia cực tím.
    • Vitamin E có thể trực tiếp ức chế quá trình sản sinh melanin và phá huỷ các gốc tự do giúp các tế bào da khỏe mạnh hơn. Nhờ đó mà có thể ngăn chặn lão hoá da, hỗ trợ điều trị sạm, nám, tàn nhang.
    • HA sẽ bổ sung độ ẩm, tăng độ đàn hồi và củng cố hàng rào bảo vệ da. Từ đó giúp làn da khỏe mạnh, có thể chống lại tác động từ môi trường, hạn chế tăng sắc tố da.

    Vừa rồi là những thông tin bổ ích về các tình trạng rối loạn sắc tố da, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Hy vọng thông qua bài viết này, Hinako sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn, khái quát hơn về rối loạn sắc tố da và có cách giải quyết phù hợp khi gặp phải.

    Bạn đang xem: Rối loạn sắc tố da: Phân loại, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
    Bài trước Bài sau
    Gọi ngay
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền: