-
- Tổng tiền thanh toán:

Lời giải “nặn mụn xong nên làm gì?” từ chuyên gia
Tác giả: Lê Thị Huệ Ngày đăng: 25/02/2022
Nội dung bài viết
x
Mụn được xem là một vấn đề muôn thuở khiến nhiều chị em đau đầu vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và rất khó điều trị dứt điểm. Nhiều chị em không biết trị mụn đúng cách đã tự nặn mụn tại nhà và dẫn đến hậu quả như sẹo lồi, sẹo lõm, rỗ, nhiễm trùng, áp xe,... Vì vậy, việc chăm sóc da sau nặn mụn là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc “sau khi nặn mụn nên làm gì?” cho các bạn.
Loại mụn nào được nặn, loại nào thì không?
Có rất nhiều loại mụn khác nhau như mụn ẩn, mụn bọc, mụn trứng cá, mụn đầu trắng, mụn đầu đen,... Tuy nhiên, không phải loại mụn nào cũng có thể điều trị bằng cách nặn mụn. Nếu bạn không nắm rõ được kiến thức về các loại mụn, loại nào được nặn, loại nào không được nặn thì sẽ có gặp nhiều rắc rối khi nặn mụn.
Tìm hiểu chi tiết về các loại mụn qua bài viết: https://hinako.vn/phan-biet-cac-loai-mun
Những loại mụn được phép nặn
Để lấy nhân mụn đúng cách và an toàn, trước tiên bạn phải xác định được là da mình đang bị mụn gì, có được nặn hay không. Những loại mụn mà chúng ta có thể nặn nhất định phải thuộc những trường hợp như:
- Cồi mụn đã khô, nhân mụn cứng và có dấu hiệu trồi lên bề mặt da.
- Mụn mọc riêng lẻ thành từng nốt nhỏ, cồi mụn khô và có màu đen, đã trồi lên bề mặt da.
- Nốt mụn có kích thước nhỏ, không có dấu hiệu sưng viêm.
Nếu mụn trên da không thuộc 3 trường hợp trên thì bạn không nên nặn vì sẽ rất dễ bị sưng, viêm, có thể để lại sẹo thâm rất mất thẩm mỹ.
Những loại mụn không được nặn
Có không ít những loại mụn không nên nặn mà bạn phải chú ý như:
- Mụn đang bị sưng: Đối với những nốt mụn đang bị sưng và đỏ thì bạn tuyệt đối không nên chạm vào, và tất nhiên là cũng không được phép nặn. Vì những loại mụn như thế nếu bị trầy xước rất dễ bị nhiễm trùng hoặc lây lan. Từ đó làm cho tình trạng mụn trở nên nặng nề hơn.
- Mụn viêm hoặc mụn bọc: Những loại mụn này thường có dịch mủ và rất nhiều vi khuẩn bên trong. Nếu bạn nặn mụn viêm hoặc mụn bọc, rất có thể da bạn sẽ mọc nhiều mụn hơn nữa vì vi khuẩn sẽ làm lây lan mụn.
- Mụn thịt: Đây là loại mụn không gây ngứa rát, khó chịu trên da nhưng lại rất mất thẩm mỹ. Mụn thịt chỉ có thể xử lý bằng các phương pháp xâm lấn như laser chứ hoàn toàn không thể chữa bằng việc nặn mụn.
Cách nặn mụn đúng hạn chế sẹo thâm
Trước khi trả lời cho câu hỏi “nặn mụn xong nên làm gì?”, chúng ta cần phải biết cách nặn mụn chính xác để phòng tránh những hậu quả nặng nề sau này. Muốn nặn mụn an toàn, không để lại sẹo hay thâm mụn thì chúng ta phải tuân thủ những nguyên tắc về vệ sinh và kỹ thuật khi nặn.
Sát khuẩn tay và các loại dụng cụ nặn mụn
Việc giữ vệ sinh sạch sẽ là vô cùng quan trọng vì sẽ làm giảm lượng vi khuẩn, tránh nhiễm trùng và sưng viêm. Bạn nên rửa tay thật sạch với xà phòng để diệt hết vi khuẩn trên tay và thấm khô bằng khăn sạch. Chú ý đeo thêm găng tay y tế để đảm bảo an toàn. Đối với các loại dụng cụ lấy nhân mụn, bạn nên hơ qua lửa rồi sát khuẩn lại bằng cồn.
Chú ý đến khâu vệ sinh ngay từ những bước nhỏ nhất sẽ tránh được rất nhiều hậu quả nghiêm trọng sau này. Vì có rất nhiều người không rửa tay rồi dùng tay để nặn trực tiếp đã bị nhiễm trùng hoặc áp xe ở vùng có mụn, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.
Vệ sinh vùng da chuẩn bị nặn mụn
Đối với những vùng nặn mụn, trước tiên bạn nên xác định xem vùng da đó có an toàn để nặn mụn hay không. Những vùng như chóp mũi, khoé mắt, nhân trung, mép thì không nên nặn vì có rất nhiều dây thần kinh quan trọng. Nặn mụn ở những vùng da này sẽ rất đau đớn và có thể có nguy cơ bị méo miệng vì tác động vào dây thần kinh.
Sau khi xác định rõ vùng da nặn mụn, bạn phải vệ sinh sạch sẽ bằng việc rửa mặt để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn trên da. Nếu không rửa mặt, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vết thương khiến mụn nặng thêm.
Thao tác nặn mụn nhẹ nhàng
Khi nặn mụn, bạn nên làm từ từ, khi tác động lực lên dụng cụ lấy nhân mụn thì cũng nên nhẹ nhàng và chậm rãi một chút để tránh làm tổn thương vùng da xung quanh đó. Bạn nên sử dụng cây nặn mụn để ấn nhẹ vào xung quanh nốt mụn rồi chờ nhân mụn trồi lên.
Sử dụng thêm dụng cụ hỗ trợ
Sau khi thấy nhân mụn trồi lên bề mặt da, bạn nên sử dụng nhíp chuyên dụng đã được vệ sinh sạch sẽ để gắp phần nhân đó ra. Hãy gặp nhẹ nhàng để không làm đứt gãy nhân mụn. Sau đó, bạn phải dùng bông gạc để thấm hết dịch và máu còn lại trên vùng da mụn vừa nặn.
6 việc cần làm sau nặn mụn
Chắc chắn sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra là “nặn mụn xong nên làm gì?” Đáp án sẽ ở ngay dưới đây, các bạn tham khảo nhé.
Làm sạch da vùng vừa nặn mụn
Thông thường sau khi nặn mụn sẽ có dịch mủ, máu và kèm với đó là rất nhiều vi khuẩn. Nếu không làm sạch kịp thời sẽ rất dễ bị nhiễm trùng hoặc lây lan mụn. Bạn nên sử dụng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để rửa kỹ vùng da vừa nặn mụn, không nên dùng sữa rửa mặt hay xà phòng vì trong những sản phẩm này thường chứa thành phần tẩy rửa, dễ gây tổn thương da.
Chườm đá lạnh để giảm sưng và viêm
Sau khi nặn mụn, vùng da tại đó sẽ dễ bị sưng đỏ. Để giảm sưng và viêm thì bạn nên sử dụng đá lạnh để chườm. Nhiệt độ từ đá lạnh sẽ giúp vùng da đó bớt sưng tấy và góp phần se khít lỗ chân lông. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ cho các bạn là không nên để đá viên trực tiếp lên da mặt mà phải bọc thêm khăn ở bên ngoài để tránh tình trạng bị bỏng lạnh.
Sử dụng sản phẩm bôi thoa ngoài da
Các sản phẩm dưỡng da sẽ góp phần bảo vệ và giúp da phục hồi nhanh hơn sau khi nặn mụn. Bạn nên chọn những sản phẩm có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu da hiệu quả với các thành phần như chiết xuất nghệ, chiết xuất rau má, vitamin B5, ceramide peptides,...
Dùng mặt nạ thiên nhiên
Sau khi nặn mụn xong sẽ không tránh khỏi những vết thâm nâu hoặc thâm đỏ. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể xử lý chúng bằng cách sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên như:
- Lô hội: Lô hội hay còn gọi là nha đam, là một loại thực vật có hàm lượng vitamin C khá cao nên làm sáng da, mờ thâm rất tốt. Ngoài ra, lô hội còn chứa một số hoạt chất khác giúp làn da không bị để lại sẹo sau nặn mụn.
- Bột yến mạch: Có khả năng làm mờ các vết thâm do mụn để lại vô cùng hiệu quả nhờ chứa vitamin B và vitamin E. Sử dụng bột yến mạch cùng với sữa tươi không đường để làm mặt nạ sẽ đẩy nhanh quá trình làm mờ vết thâm mụn hơn.
- Diếp cá: Trong diếp cá chứa rất nhiều nước và hoạt chất Lycopen - nổi tiếng với khả năng bảo vệ da dưới tia UV, tăng cường làm sáng da và mờ thâm. Vì thế, đắp mặt nạ diếp cá sau khi nặn mụn xong sẽ giúp chúng ta nhanh chóng lấy lại làn da sáng khỏe.
Chế độ ăn uống phù hợp
Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ giúp bạn phục hồi da nhanh hơn. Trong thực đơn hằng ngày, bạn nên chú ý uống thật nhiều nước, không chỉ nước khoáng mà còn phải bổ sung thêm nước ép để cung cấp vitamin cho cơ thể. Vậy mới nặn mụn nên ăn gì? câu trả lời chính là những món lành mạnh như rau, các món chứa nhiều kẽm (đậu, hạnh nhân,...) và hạn chế tối đa ăn những món cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Bên cạnh bổ sung dưỡng chất thông qua đồ ăn và đồ uống thì việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng là vô cùng cần thiết. Bạn nên ưu tiên những sản phẩm có khả năng cung cấp collagen cho cơ thể như viên uống Hina Collagen. Với 54000mg collagen, sản phẩm không chỉ cung cấp collagen giúp làm mờ sẹo và bảo vệ da mà còn bổ sung những hoạt chất như:
- Hyaluronic Acid: Cấp ẩm, cấp nước giúp làm dịu da, phục hồi da nhanh chóng và giúp củng cố hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa những tác động đến từ môi trường.
- Vitamin: Hina Collagen được bổ sung thêm vitamin B1, vitamin B6, vitamin C, vitamin E. Nhờ đó mà có tác dụng bảo vệ da, chống lại những tác động của gốc tự do giúp da khỏe mạnh từ bên trong.
- Nhau thai cừu: Có khả năng tăng cường bổ sung protein giúp tái tạo và phục hồi làn da vô cùng hiệu quả sau khi nặn mụn.
Hina Collagen là một sự lựa chọn phù hợp cho da ngay cả trong thời điểm bình thường, không phải sau nặn mụn. Vì với những hoạt chất trên, sản phẩm sẽ giúp bảo vệ da, tăng cường sức đề kháng của làn da, ngăn ngừa lão hoá, mang lại làn da căng bóng mịn màng và khỏe mạnh.
Bảo vệ da khỏi tác động từ môi trường bên ngoài
Vùng da sau khi nặn mụn sẽ trở thành một vết thương hở, vì vậy chúng ta phải bảo vệ vùng da đó trước khói bụi, ánh nắng mặt trời. Bạn nên sử dụng kem chống nắng phù hợp kết hợp với che chắn kỹ lưỡng và đeo khẩu trang để bảo vệ da một cách hiệu quả nhất.
Những lưu ý khác sau khi nặn mụn
Ngoài 6 việc phải làm kể trên, để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, áp xe thì chúng ta còn cần phải chú ý thêm những điều sau đây.
Không chạm tay lên mặt
Tay của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn vì thường xuyên phải tiếp xúc với những đồ vật lạ. Ngay cả khi da không có mụn thì cũng không nên chạm tay lên mặt vì hành động này sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào da, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Sau khi nặn mụn, nếu chạm tay vào các nốt mụn thì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
Hạn chế tập thể dục thể thao
Khi thực hiện những bài tập thể dục thể thao, cơ thể sẽ đổ rất nhiều mồ hôi. Trong khi đó, vùng da mới nặn mụn là một vết thương hở nên không thể tránh khỏi việc mồ hôi chảy qua vết thương làm nhiễm khuẩn và gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Không nên xông mặt
Nếu da ở trạng thái bình thường thì việc xông hơi sẽ giúp chúng ta thư giãn, giúp da dẻ hồng hào hơn. Tuy nhiên sau khi nặn mụn thì da sẽ nhạy cảm hơn. Do đó chúng ta không nên xông mặt khi vết thương khi nặn mụn chưa lành hẳn. Bởi dưới tác dụng của nhiệt độ, tình trạng nhạy cảm của da sẽ trở nên nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ vỡ mao mạch vô cùng nguy hiểm.
Tạm dừng việc trang điểm
Các sản phẩm trang điểm như phấn nền, phấn phủ sẽ làm bít tắc lỗ chân lông. Vì thế, để đảm bảo cho làn da được sạch sẽ, thông thoáng thì sau khi vết thương chưa do nặn mụn chưa lành lại, bạn không nên trang điểm.
Trên đây là những kiến thức bổ ích về việc nặn mụn. Thông qua bài viết này, HINAKO hy vọng rằng tất cả chúng ta sẽ có cách chăm sóc da thật đúng đắn, nhất là sau khi nặn mụn để có làn da khỏe mạnh và nói không với mụn.
Công ty xuất nhập khẩu HINAKO
Hotline: 0973 125 258 - 0989 698 132
Email: hinakocollagen@gmail.com
Địa chỉ: 21/13 Đường số 10, Khu phố 11 mới, P.Bình Hưng Hòa, Q.Tân Bình, TP.HCM