-
- Tổng tiền thanh toán:

Rửa vết thương hở tại nhà đúng cách như thế nào?
Tác giả: Lê Thị Huệ Ngày đăng: 09/02/2022
Nội dung bài viết
x
Rửa vết thương hở không đúng cách có thể để lại nhiều hậu quả khó lường như nhiễm trùng, sẹo lớn trên cơ thể. Tuy nhiên vấn đề này lại không được nhiều người chú trọng, ít ai biết được cách rửa vết thương đúng cách và an toàn. Cùng Hina Collagen theo dõi ngay bài viết dưới đây để trang bị cho mình cách rửa vết thương hở tại nhà chuẩn y khoa nhé.
4 bước rửa vết thương tại nhà hiệu quả
Bước 1: Vệ sinh tay và các dụng cụ rửa vết thương
Đây được coi là một trong những bước quan trọng nhất trước khi tiến hành sát trùng vết thương hở. Bạn nên rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc cồn.
Ngoài ra, đối với những dụng cụ kim loại cũng cần tiệt trùng bằng cách đốt bằng cồn. Để đảm bảo cho vết thương được an toàn nhất, nên sử dụng bông băng vô trùng còn trong bao bì, tránh trường hợp dùng bông đã qua sử dụng.
Bước 2: Làm sạch và sát trùng vết thương để loại bỏ vi khuẩn tấn công
Việc sát trùng vết thương hở sẽ giúp bạn loại bỏ nguyên nhân gây ra nhiễm trùng như bụi bẩn. Nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước sạch để rửa vết thương. Tránh rửa sử dụng những dung dịch có chứa cồn hoặc oxy già lên vết thương.
Bước 3: Dưỡng ẩm cho vết thương mau lành
Dưỡng ẩm có vai trò vô cùng cần thiết giúp vết thương mau lành. Bởi dưỡng ẩm sẽ giúp cho vết thương nhanh lên da non và liền sẹo. Tuy nhiên chỉ nên thoa kem dưỡng ẩm khi vết thương đã khô miệng và không còn mưng mủ.
Bước 4: Băng vết thương
Băng bó là bước giúp bảo vệ vết thương mau lành, không bị nhiễm bẩn. Đối với những vết thương nhỏ, bạn có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên đối với những vết thương hở lớn, sau khi sát trùng cần được băng bó lại. Băng bó vết thương sẽ giúp bạn tránh những cọ sát, va chạm gây đau, bẩn vết thương. Bên cạnh đó, sau khi băng bó bạn nên thay băng gạc thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cho vết thương mau lành.
Cách chọn dung dịch để rửa vết thương hở tại nhà
Dung dịch dùng để sát khuẩn và rửa vết thương cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn.
- Không gây tổn thương da non hay gây độc khi tiếp xúc với cơ thể.
- Tránh gây cảm giác xót khi rửa vết thương.
Tác hại khi rửa vết thương hở sai cách, gây nhiễm trùng
Làm nhiễm bẩn vết thương
Vi khuẩn khi xâm nhập vào vết thương sẽ gây nhiễm trùng, mưng mủ. Trong quá trình rửa vết thương khó tránh khỏi tiếp xúc của bàn tay vào vết thương. Tay của chúng ta chứa một vi khuẩn rất lớn đặc biệt là móng tay. Bên cạnh đó, vi khuẩn còn có ở cả những dụng cụ sát trùng, băng bó nếu chúng không được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
Khi đó vi khuẩn từ những nguồn này sẽ vô tình xâm nhập vào tổn thương gây nhiễm trùng, mưng mủ. Trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ, vết thương có thể lâu lành hơn bình thường. Nhưng nếu vết thương bị nhiễm trùng nặng sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc sốc nhiễm khuẩn gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên trong trường hợp vết thương quá sâu cần cầm máu kịp thời thì có thể bỏ qua những vấn đề này.
Làm tổn thương vùng da xung quanh
Một thói quen mà nhiều người hay mắc phải là chúng ta chà sát quá mạnh xung quanh vết thương để loại bỏ bụi bẩn. Việc này vô tình làm vùng da xung quanh vết thương bị bong tróc và tổn thương. Từ đó, vết thương sẽ lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra việc lựa chọn sai thuốc sát trùng cũng gây tổn thương lên vùng da lành. Oxy già hay cồn ngoài khả năng diệt khuẩn chúng còn có thể phá hủy mô tế bào nếu chúng ta vệ sinh không đúng cách. Việc này sẽ ảnh hưởng nhiều đến cơ chế tự liền sẹo của cơ thể khiến kéo dài thời gian lành vết thương.
Gây đau cho người bệnh
Vết thương bị mưng mủ, nhiễm trùng ngoài việc kéo dài thời gian lành còn gây ra cảm giác đau đớn. Cảm giác đau càng tăng lên khi vết thương bị tiếp xúc trực tiếp qua quá trình rửa. Vết thương càng hở lớn thì vết thương càng đau và khó liền. Những dung dịch sát khuẩn khi đổ trực tiếp lên vết thương cũng gây ra cảm giác đau rát, khó chịu.
Kéo dài thời gian lành vết thương
Khi bạn rửa hoặc băng bó không đúng cách sẽ khiến vết thương khó lành và cảm giác đau đớn trên da kéo dài hơn. Vết thương tồn tại lâu sẽ khiến cho sinh hoạt bất tiện và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết vết thương bị nhiễm trùng
Nếu như vết thương hở không được sơ cứu đúng cách sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy, bạn cần nắm được những dấu hiệu nhiễm trùng sau đây để chữa trị kịp thời:
- Vết thương chảy dịch vàng hoặc xanh lá, xuất hiện mủ và mùi hôi tanh.
- Có cảm giác đau nhức, sưng to và tấy đỏ.
- Miệng vết thương sưng đỏ và lan rộng ra các vùng lân cận.
- Sử dụng biện pháp giảm đau nhưng hiện tượng đau nhức vẫn kéo dài.
- Người bệnh có những dấu hiệu như mệt mỏi kèm theo sốt.
Cách vệ sinh vết thương khi bị nhiễm trùng
Vết thương nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nguy hiểm đối với cơ thể người bệnh. Hậu quả nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tình trạng hoại tử. Do đó, khi bạn phát hiện ra vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng hãy sơ cứu và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Tùy vào tình trạng vết thương và sức khỏe của bệnh nhân để lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.
- Vết thương bị sưng đỏ ở mức độ nhẹ, bạn cần vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước muối hàng ngày với tần suất 3 lần/ngày, mỗi lần vệ sinh 15 phút. Sau khi sát khuẩn hãy lau khô bằng bông y tế.
- Nếu vết thương đã được khâu, tránh ngâm trong nước quá lâu gây nguy cơ nhiễm trùng.
- Trong tình trạng vết thương ở tình trạng nặng, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị nhiễm trùng, kháng sinh, thuốc chống viêm và giảm đau.
- Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành cắt loại bỏ mô nhiễm trùng, không thể phục hồi được nữa.
- Nếu vết thương sưng viêm và xuất hiện mủ dịch, bạn sẽ được yêu cầu hút mủ để hạn chế viêm và phục hồi vết thương mau lành.
Lưu ý khi thực hiện rửa vết thương hở tại nhà
Không làm sạch vết thương hở ngay khi bị thương
Vết thương do nhiễm trùng xảy ra do chúng ta thường chủ quan với những vết thương nhỏ. Đối với những vết thương này do nhiều người bỏ qua bước làm sạch mà tiến hành băng bó luôn. Việc không vệ sinh vết thương trước khi băng bó sẽ dẫn đến nhiễm trùng dù chỉ là vết thương nhỏ nhất. Từ đó khiến cho vết thương trở nên nặng hơn dẫn đến chảy nước hoặc loét. Do vậy mà tình trạng mong mủ kéo dài gây ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần người bệnh.
Tự ý rắc bột kháng sinh lên vết thương hở
Đây là một trong những cách chữa vết thương hở mau lành khá phổ biến được nhiều người sử dụng đối với những vết bỏng, trầy xước, vết thương bị nhiễm trùng. Những loại thuốc thường được sử dụng để rắc lên vết thương như viêm chống lao màu đỏ Rifampicin, Clorocid (Chloramphenicol)... Đây chính là hành động tưởng chừng sẽ tốt nhưng lại mang nhiều tiềm ẩn nguy hiểm.
Khi rắc trực tiếp bột kháng sinh lên vết thương hở sẽ gây kích thích phản ứng viêm tại chỗ gây dị ứng và sốc phản vệ. Hành động này vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Việc rắc kháng sinh trực tiếp lên vết thương không những gây nguy hiểm mà việc này còn không hề có tác dụng gì trên vết thương. Sau khi bột kháng sinh đã khô, nồng độ kháng sinh thấm vào các mô bị tổn thương rất ít không hề có tác dụng chống nhiễm khuẩn.
Nhiều trường hợp sau khi rắc kháng sinh lên vết thương hở liền bị sưng tấy và sốt. Sau khi loại bỏ lớp kháng sinh ra khỏi vết thương thì bên trong toàn mủ và mô dần bị hoại tử.
Sau khi rắc bột kháng sinh lên vết thương sẽ tạo thành một lớp vỏ khô bao phủ bên ngoài, từ đó sẽ gây cản trở máu, kháng thể và các yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng viêm. Vì vậy mà vết thương thường chậm lành hoặc thậm chí nặng hơn.
Ngoài ra, việc rắc kháng sinh trực tiếp lên vết thương còn hạn chế sự phát triển của mô hạt và da non. Vì vậy, việc rắc kháng sinh lên vết thương hở không phải là cách rửa vết thương hở tại nhà mà còn gây nên nhiều hệ lụy không mong muốn. Đã có nhiều trường hợp bị nhiễm trùng máu chỉ vì rắc kháng sinh lên vết thương hở gây nhiễm trùng. Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo về thuốc kháng sinh, nhưng hiện nay việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị ngày càng nhiều.
Không rửa vết thương hở với cồn hay oxy già
Hiện nay hầu hết mọi người đều sử dụng oxy già (hydrogen peroxide) hay cồn để sát trùng vết thương. Khi sử dụng hai dung dịch này sẽ giúp tiêu diệt những vi khuẩn và phòng ngừa nhiễm trùng. Trong đó oxy già sẽ giúp tiêu diệt những vi khuẩn kị khí (đây những vi khuẩn cần ít oxy để phát triển), cồn đóng vai trò thủy phân protein cùng các chất béo là thành phần cấu tạo nên vi khuẩn.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng kể trên cả cồn và oxy già cũng khiến cho các mô mới hình thành, bạch cầu, tiểu cầu bị tiêu diệt. Điều này khiến cho những vết thương khó mau lành hay thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng cơ hội. Vậy nên bạn chỉ cần dùng nước muối hoặc nước sạch là có thể làm sạch vết thương hở.
Các cách giúp vết thương hở mau lành có thể làm tại nhà
Nha đam
Trong nha đam chứa nhiều khoáng chất và vitamin giúp làm lành vết thương hở nhanh chóng. Bên cạnh đó nha đam còn giúp tái tạo tế bào, sản sinh collagen nhờ chứa nhiều chất glucomannan. Nha đam khá dịu nhẹ, bạn hoàn toàn có thể dùng phần thịt của nha đam để bôi trực tiếp lên vết thương hở.
Giấm táo
Trong trường hợp cơ thể bạn có nhiều vết thương hở, bạn có thể dùng giấm táo pha loãng để tắm. Bởi việc này sẽ giúp kiểm soát vi khuẩn lây lan, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, giấm táo còn giúp cho vết thương mau lành hơn.
Dầu tràm trà
Dầu tràm trà có công dụng giống như một dung dịch sát khuẩn vết thương. Ngoài ra, dầu tràm trà còn giúp giảm viêm, giảm đau khi thoa trực tiếp lên vết thương hở.
Bột nghệ
Sử dụng bột nghệ là trong những phương pháp khá hiệu quả giúp ngừa sẹo trong tự nhiên. Bởi trong nghệ có chứa curcumin, đây là một chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và làm lành vết thương. Sau khi vết thương đã được làm sạch, hãy sử dụng bột nghệ pha loãng với nước ấm bôi lên vết thương và băng lại bằng băng gạc. Cách này sẽ giúp vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo.
Collagen giúp vết thương mau lành
Bổ sung collagen là một trong những cách chữa vết thương hở mau lành nhanh nhất đang được áp dụng hiện nay.
Trong cấu trúc da collagen chiếm đến 80% bởi vậy mà đây là một trong những thành phần không thể thiếu của da. Collagen tham gia vào quá trình sản sinh tế bào và chống lão hóa da. Bên cạnh đó, collagen còn là chất liên kết không thể tách rời giữa nhiều tế bào, bộ phận trên cơ thể.
Các nhà khoa học Mỹ đã thử nghiệm lần đầu tiên trên chuột và tiến hành áp dụng trên cơ thể người về khả năng làm lành vết thương của collagen. Đối với những vết thương nhẹ, collagen làm lành vết thương khá nhanh. Collagen thường đến từ hai nguồn là collagen tự nhiên trong cơ thể người và collagen được bổ sung từ thực phẩm bên ngoài.
Khi cơ thể bị tổn thương, collagen có sẵn trong cơ thể sẽ tự chữa lành vết thương với cơ chế tự động. Còn đối với collagen được cung cấp từ bên ngoài sẽ chuyển hóa thành các axit amin để tham gia vào quá trình làm lành vết thương. Vì vậy collagen chính là thành phần quan trọng liên kết với nhiều thành phần khác tham gia vào quá trình chữa lành tổn thương và tránh để lại sẹo trên da.
Hina Collagen đang là địa chỉ cung cấp những sản phẩm chứa có collagen cao cấp nhất hiện nay.
Những sản phẩm tại đây hầu hết đều được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài với chất lượng và giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, khi mua hàng tại Hina Collagen khách hàng còn nhận được trải nghiệm dịch vụ tư vấn vô cùng nhiệt tình của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, từ đó tìm ra sản phẩm phù hợp với tình trạng của mỗi khách hàng. Hãy để lại bình luận để trở thành người đầu tiên nhận được ưu đãi của Hina Collagen Nhé.